Kinh nghiệm khi lái xe vùng ngập nước

Toyota Phú Tài Đức Hà Tĩnh, chia sẻ kinh nghiệm điều khiển ôtô an toàn khi trời mưa ngập trên mọi cung đường.

Kinh nghiệm khi lái xe vùng ngập nước

Đầu tiên, trong xe luôn “thủ” sẵn một tuýp kem đánh răng. Khi trời mưa, có thể lấy ra bôi rồi xoa đều lên 2 mặt gương chiếu hậu và 2 mảng kính 2 bên cửa. Sau đó, đợi khoảng 30 giây rồi lau sạch. Thao tác này giúp hạn chế nước mưa bán trên kính, mưa đến đâu nước trôi sạch đến đó, không bị mờ bụi nước kể cả mưa to hay mưa nhỏ. Độ bền của “thủ thuật’ này khoảng vài ngày mới phải bôi lại.

Bật toàn bộ đèn chiếu sáng, đèn định vị và đèn sương mù để người khác nhìn thấy xe mình. Đồng thời việc bật điều hòa xe, nhằm giúp kính không bị mờ hơi nước xe có sấy kính sấy gương cũng bật luôn.

Khi di chuyển, tuyệt đối giữ làn đường của mình. Khi buộc phải chuyển làn, thì quan sát gương phía sau thật cẩn thận. Khi chuyển làn, nhớ tắt đèn khẩn cấp và bật xi-nhan. Khi qua các vũng nước nhỏ, nên quan sát giảm tốc độ tránh không tạt nước lên người đi xe máy hoặc đi bộ.

Nên đi chậm, giữ khoảng cách với xe phía trước. Trời mưa đường trơn trượt phanh, sẽ không ăn như bình thường. Nên cách xa xe khác, càng xa càng an toàn.

Khi đi xa hoặc các địa phương lạ, không quen đường, chú ý các vũng nước trên đường không biết dưới đó là gì. Quan sát các xe tải to, hoặc xe gầm cao đi trước rồi ước lượng xe có đủ an toàn cho xe mình không rồi hay tiến vào. Chẳng may xe có chết máy, thì tuyệt đối không cố khởi động lại xe để tránh thủy kích.

Đi qua đoạn ngập nước ở trong phố, cũng phải đợi xe gầm cao đi trước dò đường xem. Khả năng xe mình, qua được hãy đi qua. Đợi đường thoáng, về số một ga cao và giữ đều ga nhả côn vừa phải từ từ tiến cố gắng không được ngớt ga (đối với xe số sàn).

Với trường hợp đi qua đập tràn càng phải chú ý lượng nước, nước tuyệt đối không được ngập quá gầm xe, xe nổi lên bánh sẽ không bám đường và mất lái trôi theo dòng nước là điều khó tránh.

Trường hợp mưa gió quá to, không thể đi được thì bằng mọi cách áp sát xe vào lề phải. Khi dừng bật đèn cảnh báo khẩn cấp, để xe khác nhìn thấy xe mình.

Ngoài ra, đường 2 chiều có nhiều làn đường mỗi bên thì nên đi xe làn trong để tránh, hạn chế xe đối diện tạt nước kính lái và khi đã mưa thì luôn lái xe 2 tay, ngón tay luôn ở vị trí sẵn sàng gạt mưa dù có chế độ tự động.

Ngoài ra, cách đi qua chỗ ngập thông thường là phải đi chậm, thốc ga nhanh tạo sóng là dễ bị nước tràn cổ hút “coi như xong phim”. Nếu có thể, bật nắp ca-pô, nhấc cổ hút lên treo vào nắp ca-pô, cứ thế mà đi qua chỗ ngập. Lùi xe qua chỗ ngập cũng là một cách.

Lúc mưa to nên tắt hết tất cả các thiết bị âm thanh trên xe để nghe ngóng bên ngoài tốt nhất có thể. Tắt đài FM tránh sét đánh, những xe cổ ngày xưa hay có cái ăng-ten thò thụt mà đi trên cánh đồng dễ bị sét đánh. (Bật nhạc đĩa CD, thẻ còn được, nhưng vặn nhỏ).

Đi qua đập tràn thì lựa khả năng của xe, cần thiết tăng thêm tải, mực nước như thế nào có thể qua, chảy siết hay ko. Tùy kinh nghiệm lái ra sao, nhưng quan trọng là phải tắt hết các thiết bị điện, điều hòa, quạt gió tránh rác, que củi mắc vào gãy cánh quạt, chuyển sang 2 cầu chậm 4L với xe 2 cầu. Mở hết cửa kính, cửa nóc, người trong xe ko thắt dây an toàn, ko ngồi hàng ghế cuối với xe 7 chỗ đề phòng xe bị trôi còn chui ra cho nhanh.

Kinh nghiệm đi xe trời mưa khi đi đèo, lúc vào cua, lúc nhìn thấy vệt bùn chảy ra từ 2 bên đường là phải giảm tốc, rà phanh… Nói chung, nói về đi mưa đường đèo rất dài và khá phức tạp, không đơn giản chút nào.

Trên đây là kinh nghiệm của tôi, độc giả nào còn kinh nghiệm gì xin chia sẻ thêm. Chúc mọi người lái xe an toàn.

————————————————

[TOYOTA PHÚ TÀI ĐỨC HÀ TĨNH]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *